OM-D E-M1 gây ấn tượng ở vẻ ngoài chuyên nghiệp, chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường đi cùng các tính năng cao cấp.
Olympus được coi là “gã khổng lồ” của Nhật Bản trong thị phần máy ảnh. Sẽ không có lựa chọn nào tốt hơn so với OM-D E-M1 so với các máy ảnh không gương lật nói riêng và dòng OM-D của Olympus nói chung. Thậm chí E-M1 còn là đối thủ đáng gờm với các máy ảnh DSLR.
Những ưu điểm vượt trội của Olympus OM-D E-M1
Ngoài việc mang đến một ngoại hình ấn tượng, model mới còn trang bị nhiều tính năng mới mẻ, thú vị: bộ cảm biến và hệ thống lấy nét mới, không dùng bộ lọc thông thấp, kính ngắm điện tử 2.36 triệu điểm ảnh, hệ thống ổn định ảnh 5 trục cùng tính năng chống chịu thời tiết bền bỉ ngay cả trong giá tuyết -10 độ C.
Hệ thống lấy nét kép Dual Fast AF
Từ năm 2008, Olympus bắt đầu phát triển dòng máy Micro Four Thirds mà trong đó sử dụng ống kính E-M1. Trường hợp ngoại lệ xuất hiện vào năm 2010 với chiếc E-5 lại sử dụng ngàm Four Thirds của các ống kính cũ từ những năm 2002. Chính điều này làm phát sinh những trở ngại cho người dùng và E-M1 được khai sinh để làm việc tốt với cả hai ngàm Micro Four Thirds và Four Thirds.Dual Fast AF là câu trả lời mới nhất của hãng máy ảnh Nhật Bản. Bằng việc trang bị tính năng này Olympus E-M1 có 81 điểm nhận diện lấy nét theo tương phản (Contrast) kết hợp 37 điểm lấy nét theo pha (phase – detection) để phát hiện đối tượng. Tuy nhiên bạn sẽ cần dùng bộ chuyển đổi cần thiết để gắn ống kính tương thích. Nếu bạn sử dụng ống kính Micro Four Thirds thế hệ mới trên thân máy E-M1 thì tính năng lấy nét theo pha thì hệ thống sẽ bỏ qua. Đây cũng không phải là hệ thống lấy nét “lai” (hybrid) như những mấu DSLR gần đây như Canon 700D.
Tất cả những gì hãng cố gắng thực hiện nhằm mang đến một tốc độ lấy nét tốt nhất nhưng liệu Olympus có thành công? Theo thử nghiệm trong khung cảnh của một nhà hàng với nguồn sáng yếu, không gặp nhiều khó khăn để khóa các đối tượng lấy nét thậm chí là khóa nét liên tục. Tương tự như Olympus Pen E-P5, E-M1 lấy nét siêu nhanh, siêu chính xác và được đánh giá là hệ thống lấy nét tự động nhanh nhất hiện nay theo thử thiệm của Pocket-lint.
Sức mạnh của cảm biến mới
Không chỉ tạo được khác biệt với hệ thống lấy nét mới mà cảm biến cũng được hãng tùy biến. Với việc không sử dụng bộ lọc thông thấp để khuếch tán ánh sáng vào trong cảm biến giúp bức ảnh trở nên sắc nét hơn. Tuy không đề cập đến khả năng loại bỏ hiện tượng Moire nhưng đây là một xu hướng và chắc Olympus sẽ không bỏ qua để hạn chế tình trạng nhiễu màu.Không có nhiều thông tin kỹ thuật về cảm biến mới nhưng so với thế hệ trước E-M5, E-M1 cũng được trang bị cảm biến ảnh 16-megapixel. Vậy Olympus đã làm được gì với cảm biến này.
Ấn tượng đầu tiên là E-M1 được mở rộng dải ISO. Thử nghiệm chụp một bức ảnh với ISO lên đến 25.600 sau đó zoom 100% trên màn hình thì các chi tiết vấn giữ được độ chi tiết và màu sắc rõ rệt. Có thể nói cảm biến mới đã làm rất tốt việc thu nhận hình ảnh và xử lý nhiễu ở ISO cao.
Đằng sau những cố gắng đó, Olympus cho biết E-M1 có khả năng nâng cao độ chi tiết của ảnh nhờ bộ xử lý ảnh TruPic VII (thế hệ thứ 7) kết hợp công nghệ Fine Detail Technology II. Bộ xử lý ảnh có khả năng phát hiện những khiếm khuyết khó trên cả ống kính Four Thirds và Micro Four Third như biến dạng và quang sai.
Thiết kế chi tiết
Mang đến những tính năng ấn tượng, Olympus cũng không quên khoác lên E-M1 bộ cánh tương xứng. Trực quan, Olympus E-M1 trông giống với E-P5 và E-M5 nhưng lớn hơn. Mang trong mình vẻ đẹp pha giữa chút cổ điển và hiện đại đặc biệt khi gắn cùng với phụ kiện Grip HDL-7 trông máy có kích thước tương đương một chiếc DSLR.Nhưng rõ ràng Mirrorless vẫn là Mirrorless, phải đảm bảo các yếu tố nhỏ gọn, cơ động không thì DSLR sẽ là lựa chọn rồi. Được xây dựng trên khung sườn magie với thiết kế đặc biệt như để thách thức với các yếu tố thời tiết: chống va đập, chống bụi, cách nhiệt và hoạt động ngay ở nhiệt độ âm 10 độ C (-10 độ C). Cảm giác cầm máy trong tay cũng khá thoải mái với phần báng cầm được nhô ra vừa phải đủ để bạn cầm vững ngay cả khi gắn một ống kính lớn và nặng.
Vòng điều khiển trên E-M1 cũng được bố trí linh hoạt với nhiều tùy chỉnh phong phú. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng sẽ là quá rối mắt khi mang nhiều nút lên phía trên đỉnh máy. Đúng vậy, E-M1 hướng tới những người chuyên nghiệp đòi hỏi những tính năng nâng cao và những gì người dùng bỏ ra 1.299 £ không chỉ dừng lại ở những tính năng cơ bản.
Ở đây Olympus vẫn giữ thiết kế 2 vòng điều khiển mà hãng gọi là “ 2x2 dial control” cùng với phím Fn để người dùng tự thiết lập các thao tác nhanh.
Tùy chỉnh màu sắc
Bên cạnh màn hình cảm ứng lật đa dụng LCD 3-inch được trang bị ở phía sau, E-M1 còn có thể sử dụng với kính ngắm điện tử (EVF) mới. Đây là phụ kiện ngoài tương tự khi dùng với E-P5.Hanofilm- Máy ảnh film và phụ kiện
Địa chỉ: 55 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0981.060.027/ 0166.272.1555
Web: hanofilm.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét