1. Độ mở của ống kính
Độ mở ống kính làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng sáng khi chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đột nhập vào ống kính.Được tính bởi công thức f=1/x, trong đó x thường có các giá trị lần lượt là 1.4 ; 1.8 ; 2; 2.8; 3.5; 4.8; 5.6; 8; 11; 22… Vì thế x càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn.
Trong thực thế, để cho đơn giản người ta thường hay dùng giá trị x để ám chỉ độ mở f. Ví dụ nếu bạn hỏi một người lens này độ mở bao nhiêu. Và họ trả lời là 1.8 hoặc 2.0. thì có nghĩa là độ mở ống kính của họ có f-stop / f-numebr lớn nhất lần lượt là 1/1.8 hoặc 1/2.0.
Như vậy, giá trị càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn lượng ánh sáng vào càng nhiều thì ống kính hoạt động càng nhanh - giảm thời gian phơi sáng sẽ hạn chế các yếu tố nhiễu, rung... và có thể chụp được các đối tượng chuyển động với tốc độ nhanh như thể thao, động vật hoang dã... Ngoài ra, trong điều kiện thiếu sáng, ống kính có độ mở lớn sẽ là một lợi thế rất hiệu quả.
2. Shutter - Màn chập
Màn chập là vật thể chắn sáng giữa lens và film. Là một bộ phận quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.Shutter Speed ( S ) - Tốc Độ Màn Chập
Tốc độ màn chập là khoảng thời gian tính từ lúc màn chập mở ra cho đến khi đóng lại. Hiểu một cách đơn giản, tốc độ màn chập đề cập đến tốc độ ghi nhận hình ảnh. Tốc độ màn chập là yếu tố quyết định xem bức ảnh đủ hay thiếu sáng.Tốc độ màn chập lớn cho phép bạn chụp các vật thể di chuyển với vận tốc lớn như chim chóc, xe cộ hoặc vận động viên thể thao.
Tốc độ màn chập chậm giúp bạn tạo hiệu ứng mờ, mịn các vật thể như mặt nước, thác nươc hoăc ghi lại quĩ đạo đi của các vật thể phát sáng như đèn xe ô tô, xe máy, pháo hoa, sấm chớp hay thậm chí các ngôi sao ( Startrail )
3. Bulb ( B ) - Chế Độ Chụp Phơi Sáng
Chế độ chụp phơi sáng là một kĩ thuật chụp dùng để chụp các bức ảnh trong môi trường thiếu sáng. Khi chuyển sang chế độ này bạn nên dùng cable release để giữ cho bức ảnh được sắc nét thay vì chụp bằng tay.4. Grain / Noise / Muỗi
Noise có thể hiểu nôm na là sự có mặt của điểm ảnh không mong muốn trong ảnh. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:Khi người chụp dùng phim có ISO (độ nhạy sáng) cao.
Khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, không có đủ ánh sáng, máy ảnh phải thu thập những tín hiệu yếu và các điểm ảnh không cần thiết ở nền dẫn đến ảnh bị noise.
5. SLR
SLR- Single-lens reflex camera, máy ảnh ống kính rời. SLR có hai đặc điểm chính để phân biệt với các loại máy khác.1- Ống kính có thể tháo rời và thay thế. Mỗi hệ thống máy ảnh có nhiều loại ống kính để thay đổi với các thông số kĩ thuật khác nhau phù hợp cho các thể loại ảnh khác nhau.
2- Qua một máy ảnh ống kính rời, người chụp nhìn thấy hình ảnh qua một ống kính có hình ảnh giống thật. Để chụp ảnh, ở thân máy có một gương phản xạ ánh sáng từ ống kính đến viewfinder. Khi ảnh được chụp, gương này sẽ lật để cho ánh sáng đi qua màn chập ống kính đến đến phim.
6. TRL
TRL- Twin Reflex Lens là loại máy ảnh có hai ống kính có cùng một tiêu cự ống kính. Một trong 2 lenses sẽ chụp ảnh, lens còn lại dùng để ngắm và thường là nhìn từ trên xuống. Trong ống ngắm có một gương đặt nghiêng 45 độ. Các máy ảnh TRL thường dùng phim 120 mm.7. Over exposure
Đây là thuật ngữ chỉ ảnh bị chụp thừa sáng. Nguyên nhân có thể do tốc độ chụp thấp, ISO quá cao, hoặc thời gian chụp quá lâu.8. Under exposure
Ngược lại vs over exposure, Under exposure chỉ ảnh bị tối hơn mức hợp lý, thiếu sáng.9. Rangefinder
Rangefinder là hệ thống cho phép người chụp ảnh đo khoảng cách từ máy ảnh đến vật cần chụp và chụp ảnh với độ sắc nét cao.Hy vọng với thông tin này giúp các bạn làm quen với thú vui nhiếp ảnh này nhé!
.......................................................
0 nhận xét:
Đăng nhận xét